Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

image effects

TRUE

hide blog homepage

HIDE_BLOG

Tin Mới

latest

Vai trò bộ phận bếp trong nhà hàng, nhiệm vụ của nhân viên bếp

Trong nhà hàng, khách sạn, để các các món ăn mang lại nhiều trải nghiệm thú vị, mới mẻ cho khách hàng thì bộ phận bếp trong nhà hàng rất qua...

Trong nhà hàng, khách sạn, để các các món ăn mang lại nhiều trải nghiệm thú vị, mới mẻ cho khách hàng thì bộ phận bếp trong nhà hàng rất quan trọng. Vậy vai trò của bộ phận bếp là gì, nhiệm vụ của nhân viên bếp ra sao cũng như vai trò, chức năng trong nhà hàng. Tất cả sẽ được thể hiện rõ qua bài viết sau đây.

    Bộ phận bếp là gì?


    Là bộ phận trong nhà hàng phụ trách trực tiếp chế biến các món ăn theo yêu cầu của khách hàng hoặc như trong menu đã định. Ngoài ra, thường xuyên nghiên cứu, lên ý tưởng sáng tạo món ăn, lên thực đơn. Món ăn tại nhà hàng khách sạn không chỉ đảm bảo yếu tố no bụng, ngon miệng và còn đảm bảo về hình thức như tính thẩm mỹ, mang lại cho khách hàng sự trải nghiệm thú vị.

    Bộ phận bếp là gì trong nhà hàng
    Bộ phận bếp là gì trong nhà hàng


    Vai trò của bộ phận bếp trong nhà hàng


    Bộ phận bếp phụ trách việc lên thực đơn, chế biến món ăn theo yêu cầu của quý khách. Trong đó, từng chức danh trong bộ phận bếp sẽ đảm nhiệm những công việc, vai trò, trách nhiệm khác nhau. Phối hợp hoạt động nhuần nhuyễn với nhau để tạo ra những món ăn ngon, hấp dẫn phục vụ nhu cầu của khách hàng. Cùng với đó là hỗ trợ nhau để hoàn thành tốt công việc của mình.

    Bộ phận bếp trong nhà hàng giữ một vị trí, vai trò quan trọng trong nhà hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc mang lại doanh thu cho nhà hàng, khách sạn. Dưới đây là vai trò của từng chức danh trong bộ phận bếp:

    - Tổng bếp trưởng (Executive Chef/ Head Chef): Đóng vai trò là người đứng đầu bộ phận bếp với chức danh cao nhất. Tổng bếp trưởng sẽ hướng dẫn quy trình làm việc đối với từng nhân viên bếp. Quản lý chất lượng kết quả món ăn sau khi hoàn thành. Thường xuyên giám sát, chỉ đạo các nhân viên trong bếp, đưa ra tiêu chuẩn chế biến, công thức chuẩn cho từng món ăn bên trong thực đơn.

    - Bếp phó (Sous Chef): Là chuyên gia nấu ăn, giữ vai trò trong việc tiếp quản những chỉ đạo của bếp trưởng. Có nhiệm vụ chính là quán sát trực tiếp quá trình chế biến từng món ăn một cách tỉ mỉ, chi tiết để đảm bảo chất lượng nhất khi mang ra cho khách hàng. Ngoài ra, bếp phó cũng tham gia dự các cuộc họp theo thẩm quyền của mình và hỗ trợ bếp trưởng khi cần thiết.

    - Bếp trưởng bộ phận (Chef de Partie/ Station Chef): Chịu trách nhiệm các lĩnh vực phụ trách hoặc các bộ phận nhỏ trong bếp. Đồng thời, giám sát, kiểm tra chất lượng món ăn, chịu trách nhiệm khi bếp phó và bếp trưởng kiểm tra.

    Vai trò của bộ phận bếp trong nhà hàng
    Vai trò của bộ phận bếp trong nhà hàng

    - Phụ bếp: Đây là vị trí dành cho những người mới bắt đầu với ngành nấu ăn. Có vai trò sơ chế, chuẩn bị nguyên vật liệu để chế biến các món ăn trong menu khi khách hàng order. Phụ bếp trong quá trình làm việc đều được hướng dẫn bởi các vị trí khác trong bộ phận bếp. Kết quả làm việc tốt sẽ được cân nhắc đến các vị trí cao hơn.

    Nhiệm vụ của nhân viên bếp


    Là một vị trí của bộ phận bếp trong khách sạn, khi bắt đầu ca làm việc, nhân viên bếp sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa, thực phẩm, nguyên liệu nhập vào bếp. Kiểm tra thực phẩm còn tồn đọng, đưa ra hướng xử lý phù hợp, không gây lãng phí cho nhà hàng khách sạn. Sau đó, tiến hành sơ chế nguyên vật liệu, chuẩn bị sẵn sàng khi khách hàng order.

    Nhiệm vụ của nhân viên bếp
    Nhiệm vụ của nhân viên bếp

    Nhiệm vụ chính của nhân viên bếp đó là chế biến món ăn theo order của khách hàng. Khi bếp trưởng và bếp phó vắng, được giao nhiệm vụ lại, họ sẽ xử lý các vấn đề trong bếp và báo cáo lại với bếp trưởng. Định kỳ phối hợp với nhân viên kỹ thuật bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra hoạt động của các thiết bị bên trong bếp. Ngoài ra, còn được giao nhiệm vụ hướng dẫn, giám sát công việc của phụ bếp, đào tạo nhân viên bếp mới.