Trong buổi lễ khai trương nhà hàng, ngoài việc phát biểu, mời mọi người đến tham dự lễ, tổ chức múa lân, lễ cúng khai trương nhà hàng cũng l...
Trong buổi lễ khai trương nhà hàng, ngoài việc phát biểu, mời mọi người đến tham dự lễ, tổ chức múa lân, lễ cúng khai trương nhà hàng cũng là bước quan trọng không nên bỏ qua. Vậy các bước chuẩn bị cúng sao cho đúng để việc kinh doanh trở nên thuận lợi, phát tài phát lộc? Các bạn hãy đọc bài viết dưới đây để tham khảo nhé.
Ngày khai trương nhà hàng chính là ngày rất quan trọng đối với mỗi người. Theo thế giới tâm linh, để cầu xin một điều gì đó, chúng ta thường làm lễ cúng để thể hiện sự thành kính, cầu mong cho việc kinh doanh nhà hàng trở nên suôn sẻ, phát đạt. Theo văn hóa phương Đông, nhà hàng cũng sẽ nằm trên đất do Thổ thần cai quản, khi bắt đầu một công việc nào đó trên mảnh đất này đều phải phải lễ xin phép để được phù hộ, giúp cho công việc kinh doanh được thuận lợi, thuận buồm xuôi gió. Do đó, về mặt tâm linh, đây chính là yếu tố cực kì quan trọng đối với mỗi người là chủ nhà hàng.
Theo văn hóa Việt Nam, phong tục khai trương nhà hàng xuất hiện nhiều nhất vào năm mới của Tết nguyên đán hoặc các nhà hàng mới thành lập. Do đó, họ sẽ lựa chọn ngày theo tâm linh và tiến hành làm lễ cúng khai trương, vừa mong cho những khó khăn của năm cũ qua đi và bắt đầu một năm mới làm ăn nhiều thuận lợi hơn. Ngoài ra, khi khai trương, các nhà hàng cũng thuê một đội ngũ múa lân, vừa để tạo sự chú ý của mọi người, vừa mang yếu tố tâm linh.
Việc chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ cúng khai trương nhà hàng rất quan trọng, thời khắc khai trương của chủ nhà hàng thuận lợi, may mắn hay không cũng phụ thuộc vào giờ tốt hay xấu. Thông thường, ngày giờ được chọn phụ thuộc vào tuổi của chủ nhà hàng, có thể tìm thầy phong thủy uy tín để lựa chọn thời gian sao cho hợp lý.
Thông thường, mâm cúng khai trương nhà hàng cũng tương tự như mâm cúng các ngày lễ khác, ngọt hoặc mặn. Việc lựa chọn các lễ vật để cúng tùy thuộc vào chủ cửa hàng, làm sao để thể hiện được lòng thành đến các vị thần. Ngoài ra, cũng căn cứ vào phong tục, tập quán, điều kiện, quan điểm của mỗi người và vùng miền khác nhau. Trong mâm cúng khai trương có một số vật phẩm sau: Trái cây, hoa quả, nhang, đèn cầy, gạo, muối cháo, bánh kẹo, trầu cau, gà, heo sữa quay, tiền vàng, bánh bao,...
Ngoài ra, quy mô nhà hàng lớn hay nhỏ cũng là yếu tố để lựa chọn mâm cúng sao cho phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế, tài chính. Tối thiểu nên có lọ hoa, đĩa trái cây, 3 đĩa xôi, 3 chén chè, 3 chén nước, gà luộc, đầu heo quay,...
Khi lựa chọn được giờ tốt, tiến hành đốt sáng đèn cầy, sau đó chủ nhà hàng sẽ khấn vái thắp hương, đọc bài cúng khai trương, cầu mong cho nhà hàng làm ăn được thuận lợi, thành công. Sau khi các thủ tục cúng bái hoàn tất, chủ nhà hàng có thể mời một số người hợp mệnh của mình để mở hàng. Việc này theo yếu tố tâm linh sẽ giúp mang lại tài lộc, vận may cho nhà hàng.
Trên đây là hướng dẫn lễ cúng khai trương nhà hàng đúng cách mà chúng tôi chia sẻ đến cho các bạn. Hi vọng đã mang lại cho các bạn những thông tin bổ ích, giúp cho nhà hàng làm ăn thuận lợi và phát tài phát lộc.
Ý nghĩa của lễ cúng khai trương nhà hàng
Ý nghĩa về lễ cũng khai trương nhà hàng |
Ngày khai trương nhà hàng chính là ngày rất quan trọng đối với mỗi người. Theo thế giới tâm linh, để cầu xin một điều gì đó, chúng ta thường làm lễ cúng để thể hiện sự thành kính, cầu mong cho việc kinh doanh nhà hàng trở nên suôn sẻ, phát đạt. Theo văn hóa phương Đông, nhà hàng cũng sẽ nằm trên đất do Thổ thần cai quản, khi bắt đầu một công việc nào đó trên mảnh đất này đều phải phải lễ xin phép để được phù hộ, giúp cho công việc kinh doanh được thuận lợi, thuận buồm xuôi gió. Do đó, về mặt tâm linh, đây chính là yếu tố cực kì quan trọng đối với mỗi người là chủ nhà hàng.
Theo văn hóa Việt Nam, phong tục khai trương nhà hàng xuất hiện nhiều nhất vào năm mới của Tết nguyên đán hoặc các nhà hàng mới thành lập. Do đó, họ sẽ lựa chọn ngày theo tâm linh và tiến hành làm lễ cúng khai trương, vừa mong cho những khó khăn của năm cũ qua đi và bắt đầu một năm mới làm ăn nhiều thuận lợi hơn. Ngoài ra, khi khai trương, các nhà hàng cũng thuê một đội ngũ múa lân, vừa để tạo sự chú ý của mọi người, vừa mang yếu tố tâm linh.
1. Chọn ngày giờ khai trương nhà hàng
Việc chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ cúng khai trương nhà hàng rất quan trọng, thời khắc khai trương của chủ nhà hàng thuận lợi, may mắn hay không cũng phụ thuộc vào giờ tốt hay xấu. Thông thường, ngày giờ được chọn phụ thuộc vào tuổi của chủ nhà hàng, có thể tìm thầy phong thủy uy tín để lựa chọn thời gian sao cho hợp lý.
2. Làm mâm cúng khai trương nhà hàng
Làm mâm cúng khai trương nhà hàng |
Thông thường, mâm cúng khai trương nhà hàng cũng tương tự như mâm cúng các ngày lễ khác, ngọt hoặc mặn. Việc lựa chọn các lễ vật để cúng tùy thuộc vào chủ cửa hàng, làm sao để thể hiện được lòng thành đến các vị thần. Ngoài ra, cũng căn cứ vào phong tục, tập quán, điều kiện, quan điểm của mỗi người và vùng miền khác nhau. Trong mâm cúng khai trương có một số vật phẩm sau: Trái cây, hoa quả, nhang, đèn cầy, gạo, muối cháo, bánh kẹo, trầu cau, gà, heo sữa quay, tiền vàng, bánh bao,...
Ngoài ra, quy mô nhà hàng lớn hay nhỏ cũng là yếu tố để lựa chọn mâm cúng sao cho phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế, tài chính. Tối thiểu nên có lọ hoa, đĩa trái cây, 3 đĩa xôi, 3 chén chè, 3 chén nước, gà luộc, đầu heo quay,...
3. Tiến hành quy trình làm lễ cúng khai trương nhà hàng
Tiến hành quy trình làm lễ cúng khai trương nhà hàng |
Khi lựa chọn được giờ tốt, tiến hành đốt sáng đèn cầy, sau đó chủ nhà hàng sẽ khấn vái thắp hương, đọc bài cúng khai trương, cầu mong cho nhà hàng làm ăn được thuận lợi, thành công. Sau khi các thủ tục cúng bái hoàn tất, chủ nhà hàng có thể mời một số người hợp mệnh của mình để mở hàng. Việc này theo yếu tố tâm linh sẽ giúp mang lại tài lộc, vận may cho nhà hàng.
Trên đây là hướng dẫn lễ cúng khai trương nhà hàng đúng cách mà chúng tôi chia sẻ đến cho các bạn. Hi vọng đã mang lại cho các bạn những thông tin bổ ích, giúp cho nhà hàng làm ăn thuận lợi và phát tài phát lộc.